Đồng Nai: Tổ chức Ngày hội bảo vệ chim yến

Đăng bởi : Hoa Nắng . Ngày : 2020-11-23 04:32:25
 

(trithuccongnghe) Ngày 31 tháng 10 năm 2020 vừa qua, Hiệp Hội Yến Sào Việt Nam (HHYSVN) đã tổ chức Ngày hội tuyên truyền giải cứu chim yến khỏi nạn săn bắt tại Làng Yến Vạn Phúc, xã Phú Lợi, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, với hơn 200 doanh nghiệp ngành yến, chủ nhà yến ở khu vực Đồng Nai và các tỉnh về tham dự Ngày hội.

Trong nhiều tháng qua, tại những vùng tập trung nhiều chim yến xuất hiện tình trạng người bẫy, săn bắt, mua bán chim yến với số lượng lớn. Số chim săn bắt được sử dụng với nhiều mục đích mà không phải nhằm mục đích gây nuôi lấy tổ như: phóng sinh tại các chùa trên địa bàn, phần lớn còn lại được làm sạch lông, cấp đông, bán như chim thịt. Số lượng chim yến bị sát hại từ 5.000-7.000 con/ngày/tỉnh, cao điểm lên trên 10.000 con/ngày/tỉnh.

untitled

Ông Lê Thành Đại, đại diện Hiệp hội Yến Sào Việt Nam


z2157014931199 afe283fdf23309aaeb72c98581c4e06f

 Hiệp hội Yến sào Việt Nam đã kịp thời triển khai một chuỗi các chương trình hành động, đã có các biện pháp phối hợp từ Trung ương đến địa phương, HHYSVN đã gửi các văn bản báo cáo, kiến nghị về tình trạng bẫy bắt chim yến đến Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và UBND các tỉnh thành. Đặc biệt, các tỉnh thành đang có tình trạng chim yến bị săn bắt nghiêm trọng như: Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai....Hiệp hội Yến sào Việt Nam cũng đã đóng góp ý kiến vào các Dự thảo Nghị định của các Cơ quan Ban ngành và có những Nghị định đã được ban hành và sẽ ban hành chính thức vào năm 2021.

Ngày hội tuyên truyền giải cứu chim yến khỏi nạn săn bắt là một sự kiện trong chuỗi hoạt động của Hiệp hội, thông qua đó Hiệp hội Yến sào Việt Nam muốn tuyên truyền, phối hợp hành động giữa các cơ quan chính quyền địa phương, Cơ quan báo chí, cùng Cộng đồng bảo vệ chim yến tiếp tục thực hiện các công tác để chấm dứt triệt để tình trạng săn bắt chim yến trên cả nước trong thời gian sớm nhất.

Chim yến thuộc nhóm IIB trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30-3-2006 của Chính phủ. Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã quy định (tại khoản 1 điều 234 BLHS 2015), phạt tiền từ 50 đến 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu săn bắt, nuôi, nhốt, chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB hoặc thuộc phụ lục II của Công ước về buôn, bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Quy định tại Điểm e, Khoản 2, Điều 25, Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 về hướng dẫn chi tiết Luật chăn nuôi “Không săn bắt; không dẫn dụ chim yến để sử dụng vào mục đích khác ngoài mục đích nuôi chim yến để khai thác tổ yến, nghiên cứu khoa học”.

Hiệp hội Yến sào Việt Nam tiếp tục kiến nghị với các Cơ quan có thẩm quyền cấp Trung ương và địa phương về mức xử phạt thích đáng cho hành vi săn bắt; dẫn dụ chim yến để sử dụng vào mục đích khác ngoài mục đích nuôi chim yến để khai thác tổ yến, nghiên cứu khoa học, gần nhất là Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi sắp được ban hành.

Một số hình ảnh tại Ngày hội.

2

3 

5

z2157014256645 e2ed67a50004cd755503b2dea2d21777

 Theo Trí thức công nghệ

Đồng Nai: Tổ chức Ngày hội bảo vệ chim yến (trithuccongnghe.vn)

There are no comments yet.
Yêu cầu xác thực

Bạn phải đăng nhập để viết bình luận.

Đăng nhập
;
TIN CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN

QUẢNG CÁO