Triển lãm đá cảnh nghệ thuật thiên nhiên trong sự kiện Đại hội đại biểu phật giáo toàn quốc lần thứ IX

Đăng bởi : Đức Vượng . Ngày : 2022-11-28 09:16:15
 

Chiều nay, 27/11, tại hội trường Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027 gồm có 1.091 đại biểu 63 tỉnh thành và đại diện cộng đồng Phật tử về tham dự.

Các nghệ nhân Hội đá nhận bản tuyên dương đến từ Ban tổ chức

Đặc biệt, nhân sự kiện Đại hội đại biểu phật giáo toàn quốc lần IX còn có chương trình triển lãm Đá cảnh Nghệ thuật thiên nhiên do người phụ trách là Thượng Toạ Thích Nhuận Tâm, trụ trì Chùa Lá - Gò Vấp, (TP. Hồ Chí Minh) cùng 30 nghệ nhân đến từ tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi, Hà Nội và khắp mọi miền đất nước cùng có mặt để thực hiện trưng bày triển lãm chào mừng ngày Đại hội này.

Chuẩn bị cho buổi lễ khai mạc Đại hội tại gian hàng đá cảnh đá nghệ thuật

Tại cuộc triển lãm lần này có trên 300 tác phẩm do  thiên nhiên tạo tác, hoàn toàn không có bàn tay con người tham gia như một số tác phẩm: Đức Phật Thành Đạo dưới gốc cây bồ đề, bản đồ Việt Nam, Quan Âm Cứu Khổ, Huệ Khả Cầu Đạo, Hồ Gươm, Long Chầu Hổ Phục, Tình Mẫu Tử..,,.đa số những tác phẩm trên đều mang trong mình chủ đề dấu ấn văn hoá Phật giáo để cung thỉnh gần 2000 chư tôn đức cùng 10 ngàn phật tử đến tư khắp 63 tỉnh thành trên cả nước về thưởng ngoạn.

Quang cảnh buổi lễ khai mạc Đại hội đại biểu phật giáo toàn quốc lần IX

Trong số những tác phẩm trên phải nói đến đá cảnh thiên nhiên người Nhật Bản gọi là Suiseki từ ngữ “Sui” nghĩa là “thủy” (nước). “Seki” là “thạch” (đá), do dòng nước chảy từ hàng triệu năm bào mòn, tác phẩm linh khí thiên nhiên đất trời kết tụ hồn thiêng sông núi.

Thầy Thích Nhuận Tâm, trụ trì chùa lá Gò Vấp viết tặng thư pháp cho một phật tử ghé thăm gian hàng đá cảnh đá nghệ thuật tại Đại hội

Những tác phẩm đá trên trưng bày sự kiện phật giáo rất phù hợp, vì nói đến phật giáo là nói đến thiên nhiên, xưa Đức Phật sinh dưới gốc cây Vô Ưu, thành đạo dưới cội Bồ Đề, chuyển pháp luân trong vườn Lộc Uyển, nhập niết bàn giữa hai cây Sa La Song Thọ. Đá cảnh thiên nhiên vừa nghệ thuật cao chứa đầy năng lượng sinh khí phong thuỷ tạo năng lực may mắn thịnh vượng cho những gia đình và doanh nghiệp.

Phật tử và du khách đến thượng ngoan gian hàng đá cảnh đá nghệ thuật tại Đại hội đại biểu phật giáo toàn quốc lần IX

Qua cảm tưởng của Nghệ nhân Nguyễn Xuân Thịnh đến từ huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam mới biết được sự công phu sưu tầm của các nghệ nhân phải băng rừng vượt núi hằng tuần trên hàng trăm cây số, lặn lội suối sông dầm mưa dãi nắng để tìm những tác phẩm đẹp độc đáo đem ra trưng bày cống hiến nghệ thuật dâng đời thưởng lãm.

Rất nhiều những tác phẩm có giá trị do các nghệ nhân đến từ khắp các thành trên cả nước mang tới triển lãm tại buổi Đại hội đại biểu phật giáo toàn quốc lần IX

Tôn Lâm người sưu tầm đá nghệ thuật ở Hà Nội cho biết, từ xưa đến nay đất Thành Đô mới có cuộc triển lãm suiseki hoành tráng ngang tầm quốc tế hôm nay tại Cung Văn Hữu Nghị Việt Xô. “Nghề chơi cũng lắm công phu”, yêu nghệ thuật đá cảnh thiên nhiên lắng đọng sâu sắc trong tâm hồn, rung cảm từng tác phẩm qua ngữ ngôn im lặng của đá, hoà quyện với lòng người chào mừng ngày Đại hội phật giáo toàn quốc.

            Đức Vượng

There are no comments yet.
Yêu cầu xác thực

Bạn phải đăng nhập để viết bình luận.

Đăng nhập
;
TIN CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN

QUẢNG CÁO