Đền Cô Bơ Bến Bạc và sứ mệnh tiếp nối dòng chảy tâm linh

Đăng bởi : Đức Vượng . Ngày : 2023-09-14 17:35:37
 

Đền Cô Ba Bến Bạc là ngôi đền nhỏ tọa lạc ngay trên bến sông, nằm sát cạnh vị trí Bến Bạc thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, (TP.Hà Nội) ngày nay. Tương truyền tại đây từ đầu làng Bạc xuống phía dưới là làng Xu ( làng Phú Xá), có ghềnh đất nổi lên do phù sa của sông Hồng tạo thành khiến cho khúc sông trở nên hẹp lại và tạo ra thác phía làng Xù…

Qua tìm hiểu của chúng tôi được biết, chính tại Bến Bạc theo thần tích làng Thượng Thụy trong quá khứ xa xưa đã từng tồn tại trạm kiểm soát giao thông đường thủy của chính quyền cai trị thời thuộc Hán trước đây. Trạm được vận hành do viên quan tên là Nghi công - người nhận mộng của đức Long Vương đã xây miếu thờ ngài. Ông Hoàng Trọng Phu, Trưởng Ban quản lý di tích đình Thượng Thụy cho biết: “Tương truyền kể từ khi lập miếu thờ đức Long Vương, các thuyền bè qua lại khúc sông này khi lên bờ Bến Bạc nộp thuế, chủ tàu nào ghé miếu thắp hương kêu xin Long thần phò trợ đều đi qua ghềnh Bạc thác Xù an toàn. Ngôi miếu từ đó trở nên hết sức linh thiêng và trở thành bệ đỡ tâm linh cho người làm nghề sông nước ngược xuôi trên sông Hồng. Thần tích còn cho biết về sau “gia đình Nghị công được Long Vương rẽ nước mời xuống thoải cung và không trở lại, dân bản hạt tâu báo về triều, nhà vua sức cho lập miếu thờ. Tôi mong muốn chính quyền địa phương hiện nay nên tạo điều kiện đển nhân dân nơi đây thực hiện được tâm nguyện, bảo quản giữ gìn những giá trị văn hóa tâm linh nơi đây.”

Ông Hoàng Trọng Phu, Trưởng Ban quản lý di tích đình Thượng Thụy kể chuyện

Ngôi miếu đó có lẽ chính là ngôi miếu phía sau đình Thượng Thụy mà trong ký ức dân làng nơi đây, nó được gọi là miếu Vọng Giang. Đền Cô Ba Bến Bạc ngày nay nằm ngay trên vị trí của khuôn viên nền đình Thượng Thụy và ngôi miếu cũ. Đây là ngôi đền mới được hình thành trong khoảng chục năm trở lại đây. Khi dân làng di đình Thượng Thụy vào bên trong thì nền đình vẫn còn đó. Đặc biệt ngôi miếu nhỏ vẫn còn, về sau mới đổ nát dần. Đến khoảng năm 2005, khi có hoạt động san lấp bãi sông của người dân địa phương làm bãi bóng thì đội san lấp đã múc phải móng gạch nền đình Thượng Thụy cũ.

Người dân đến dự lễ tại đền Cô Bơ Bến Bạc rất đông

Theo ký ức của các cụ già cao tuổi tại đây cho biết khi máy móc san lấp gặp phải nền đình cũ đều bỗng nhiên sinh hỏng không vận hành được, sửa chữa xong đưa vào vận hành lại hỏng, kể cả thay máy xúc mới cũng vẫn xảy ra hiện tượng tương tự, nhóm thi công công trình thấy vậy ngần ngại đã cho dừng thi công. Từ đấy khu nền đình cũ cây cối mọc um tùm không có người dám qua lại. Một số người dân sống tại đây còn cho biết hằng đêm vẫn thấy có bóng phụ nữ áo trắng đi lại khu vực này vì thế dân làng cho rằng đất đình miếu xưa vẫn rất thiêng nên không ai dám đào bới, xâm phạm nữa.  Một người trong làng trong một lần thấy đất hoang mới ra khai phá trồng trọt, nhân một lần đem bê tông ra đổ một khoảnh để lắp côngtenno trông coi hoa màu, sau đó anh thấy người làm vào tình trạng sốt nóng cao và đêm mơ thấy có người phụ nữ nữ báo mộng tự xưng là Cô Ba bảo anh phải xây lại mưu thờ Thủy Tỉnh công chúa và có chỗ cho các vong hồn bị nạn hàng nghìn năm qua nương náu.

Được biết, ngày đó trong quá trình xây lại miếu anh Nam cũng gặp môi vài người đến đặt vấn đề cùng anh khôi phục lại nơi thờ cúng tại đây và tham gia quản lý trông coi, nhưng rất lạ là lần nào xin âm dương trong miếu đều không được. Thậm chỉ đã có người đã làm lễ chiêu hồn và cầu siêu cho các vong linh không may gặp nạn nơi này nhưng khi xin xây sửa miếu thành đến cũng không được. Sau cùng nhân duyên trong khoảng 5 năm trở lại đây Thanh đồng Đặng Thị Thanh Hương về dây mua đất, nghe kể về câu chuyện linh dị nơi miếu nhỏ đã đến miêu thành tâm nhang khói và xin góp công xây dựng lại miếu thành đền để thờ Cô Bơ cùng các liệt sĩ thời chống Pháp từng gặp nạn tại khúc sông này thì lại được các thần linh trong miếu chấp thuận. Từ đó người góp công, người góp của, ngôi miếu nhỏ được mở mang thêm thành đền Cô Bơ Bến Bạc ngày nay (mặc dù vẫn trong tình trạng cơi nới và quy mô rất khiêm tốn).

Đền Cô Bơ Bến Bạc trong dòng chảy tâm linh sông Hồng

Khi được hỏi vì sao không thuê ngành làm thì anh Nam cho biết một phần vì không có nhiều tiền, phần khác là cử thuê ai đến làm cùng thì của đang làm họ lại bỏ đi mất, thậm chí có lần ông cả tiền trước cho thợ làm nhưng đang chuẩn bị làm họ lại bỏ đi không ra lý do. Sau cùng cho rằng vì lý do tâm linh nên anh tự mày mà xây dựng nên ngôi miếu nhỏ này.

Bà Nguyễn Thị Bảo, sinh năm 1953 một người dân tại phường Phú Thượng cho biết: “Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, hồi nhỏ tôi đã được chứng kiến rất nhiều những câu chuyện về Đền Cô Bơ Bến Bạc. Nơi đây ban đầu chỉ có một ngôi miếu nhỏ, mọi người đi song về thường hay ghé thắp hương vì nơi đây rất linh thiêng, từ đó mà nhân dân nơi đây bắt đầu gọi là Gềnh Bạc. Đến năm 2007 – 2008 anh Nguyễn Văn Nam ( người làng Thượng Thụy) và người dân trong làng bắt đầu xây đắp lại đền. Đến năm 2009, cô Hương vô tình đi lễ và ghé qua có gặp tôi và anh Nam chia sẻ khi có duyên đến nơi đây.  Từ đó đến nay, cô Hương luôn là một mạnh thường quân công đức cho nhân dân sửa chữa để có nơi thờ phụng tâm linh của làng. Đối với tôi, cô Hương là người có tâm có đức, đóng góp cho nhân dân trong làng rất nhiều để giữ gìn những giá trị lịch sử tâm linh nơi đây để cơ nơi thờ phụng. Cũng giống như tất cả các người dân khác, tôi chỉ có một tâm nguyện là mong các ban ngành cùng chính quyền địa phương hết sức giúp đỡ để đền Cô Bơ Bến Bạc tồn tại mãi mãi. Mong chính quyền địa phương tạo điều kiện để nơi đây được hợp thức hóa đất ven song, nhân dân có nơi thờ tự bảo quản giữ gìn giá trị lịch sử.”

Bà Nguyễn Thị Bảo đang chia sẻ cùng người viết

Bà Trần Thị Mừng, sinh năm 1962 người dân phường Phú Thượng bày tỏ: “Tôi chỉ mong muốn chính quyền địa phương tạo điêu kiện giúp đỡ sửa chữa nơi đây làm khu du lịch tâm linh Bến Bạc để nhiều thế hệ mai sau biết đến. Chúng tôi khẳng định không mê tín dịa đoan, không buôn thần bán thánh mà chỉ muốn giữ gìn những nét đẹp của nơi đây.” Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Thuật sinh năm 1947, một người dân trong làng cũng bày tỏ mong muốn được xây dựng đền Cô Bơ rộng hơn để đời sau con cháu biết đến.

Bà Nguyễn Thị Bảo đang làm lễ tại đền Cô Bơ Bến Bạc

Không rõ do tính linh của ngôi đền nhỏ hay tài tháo vát, uy tín và sự thành tâm muốn tạo dựng lại chốn linh thiêng để người dân xóm bãi có nơi nương tựa tâm linh của các thủ nhang, hoặc khi miếu được sửa sang lại có khuôn viên rộng rãi hơn thì cũng thu hút được nhiều người dân địa phương cũng như các thanh đồng đạo quan mà những người theo tủ phủ về đây lễ bái khá đông". Ngôi đền nhỏ đã sống lại bởi các thực hành nghi lễ thường xuyên, nhưng trợ từ chính danh cho nó tồn tại và có cơ hội để trả lại vị trí của ngôi đền trên Bến Bạc cũng còn cần rất nhiều phía chính quyền và các nhà khoa học.

Rất nhiều nhà khoa học, chính quyền về dự lễ tọa đàm tại đền Cô Bơ Bến Bạc

Ngày 10/5/2023, tại khu Bến Bạc Viện nghiên cứu các vấn đề tôn giáo tín ngưỡng đã tổ chức buổi Tọa đàm khoa học “Bến Bạc và đền Cô Bơ trong chiến lược phát triển du lịch sông Hồng, có sự góp mặt của nhiều nhà khoa học. Trong chiến lược hướng ra sông Hồng của quận Tây Hồ thì Bến Bạc và đền Cô Bơ cần sớm trở thành điểm đến của du lịch sông Hồng.

Buổi tọa đàm tại đền Cô Bơ Bến Bạc được nhiều nhà khoa học quan tâm

Mặc dù mới được xây dựng lại, đền Cô Bơ Bến Bạc hiện nay gần như không có giá trị gì về mặt kiến trúc nhưng nó lại là một di tích kế thừa, phái sinh từ đình, miếu cạnh Bến Bạc xưa kia với niên đại hơn nghìn năm lịch sử. Nằm ở vị trí cạnh Bến Bạc, lại ngay trên chính nền móng cũ của đình Thượng Thụy - ngôi đình từng là một cơ sở tâm linh tôn giáo gắn liền Bến Bạc. Nó đã từng đóng vai trò không chỉ là bệ đỡ tâm linh cho kẻ Bạc xưa kia mà là bệ đỡ tâm linh cho tất cả các tàu thuyền qua lại trên dòng Nhị Thủy. Để có thể thấy được giá trị của ngôi đình, miếu này hãy ngược quá khứ tìm về Bến Bạc xưa kia.

Đức Vượng

There are no comments yet.
Yêu cầu xác thực

Bạn phải đăng nhập để viết bình luận.

Đăng nhập
;
TIN CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN

QUẢNG CÁO