Doanh nhân Đoàn Văn Bình “nuôi yến huyết trong nhà” đón nhận danh hiệu "Thương hiệu Vàng Nông nghiệp Việt Nam 2022"

Đăng bởi : Khiết Linh . Ngày : 2022-07-21 19:56:13
 

(ceotoancau.vn) Ngày 16/7/2022, ông Đoàn Văn Bình - Giám đốc Công ty TNHH Nuôi Yến Huyết Việt Nam đã vinh dự đón nhận danh hiệu "Thương hiệu Vàng Nông nghiệp Việt Nam 2022" do Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tổ chức tại Cung Trí thức Hà Nội, số 1 Tôn Thất Thuyết, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Ông Đoàn Văn Bình - Giám đốc Công ty TNHH Nuôi Yến Huyến Việt Nam đón nhận Danh hiệu  Thương Hiệu Vàng Nông nghiệp Việt Nam 2022 tại Hà Nội.

Công ty TNHH MTV Yến sào Ngọc Yến với sản phẩm yến sào nuôi trong nhà, có thể nói là một bước đột phá của doanh nhân Đoàn Văn Bình - Giám đốc công ty yến sào Ngọc Yến, một người dám nghĩ dám làm, mạo hiểm gọi yến vào nhà làm tổ đầu tiên ở khu vực Bình Quới (TP.HCM). Để tìm hiểu thực hư, chúng tôi đã đến tham quan ngôi nhà số 125 Bình Quới, P.27, Q.Bình Thạnh, TP.HCM và có dịp trao đổi với vị chủ nhân “khách sạn chim yến”. 

Ông Đoàn Văn Bình vốn là doanh nhân hoạt động lâu năm trong ngành xây dựng,

PV: Chào chủ nhân khách sạn chim yến. Mọi người “xì xầm” rằng khách sạn của ông rất đặc biệt ly kỳ?

Ông Đoàn Văn Bình: (cười) Xuất thân là một doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng gỗ nội thất dân dụng và xây dựng, tôi đến với nghề nuôi chim yến như một cơ duyên. Không lẫn khuất nơi thôn quê hẻo lánh, hoàn toàn không có người ở như những ngôi nhà chim yến khác, ngôi nhà 6 tầng mà gia đình tôi cư ngụ rất ư là độc đáo. Riêng ngôi nhà chim yến của tôi có điều độc đáo là người thì ở dưới và chim thì ở trên, phần ai nấy ở. Chủ nhà ở 3 tầng dưới, còn 3 tầng trên là dành cho “khách chim yến” đến thuê. “Tiền phòng” lấy được của khách chim yến đến thuê là những tổ yến sào, đặc biệt hơn nữa là không chỉ gia chủ thu được tiền phòng bằng tổ yến sáo mà còn thu được cả yến huyết - vốn dĩ sản phẩm này thường chỉ có ở ngoài đảo khơi.

Ngôi nhà của ông Bình trở thành “mỏ vàng trắng”, “mỏ vàng đỏ” khi trở thành “khách sạn” chim yến tại gia.

PV: Ông có thể cho biết rõ hơn về những “mỏ vàng trắng”, “mỏ vàng đỏ” thu được từ “khách sạn” chim yến tại gia?

Ông Đoàn Văn Bình: Ngày xưa, chỉ có vua chúa và bậc quyền quý mới được dùng món yến sào, món đứng đầu trong bát trân - tám loại thức ăn quý hiếm, có tài liệu viết rằng vua Minh Mạng và Tần Thủy Hoàng ăn yến thay cơm hằng ngày. Để khai thác được yến dâng vua, người thợ phải vượt sóng gió, đu mình trên vách núi chênh vênh. Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc thu hoạch yến sào đã trở nên dễ dàng hơn. Nghề sản xuất, kinh doanh sản phẩm yến sào dễ dàng thu về tiền tỷ mỗi năm. Do vậy, người ta cho rằng đây chẳng khác gì những mỏ vàng trắng và nếu biết khai thác đúng cách thì mỏ vàng này không vơi đi mà ngày càng sinh sôi nẩy nở. Quả là độc đáo thật, vì 3 tầng trên của căn nhà, tôi đã may mắn thu được nhiều tổ yến, trong đó có những tổ yến màu đỏ… Mang khi đi kiểm nghiệm thì kết quả cho thấy chúng có thành phần dưỡng chất cao hơn tổ yến trắng. Nếu trước đây, mọi người đùa ví nhà tôi là “mỏ vàng trắng” còn nay họ “phong” cho nhà tôi là “vương quốc yến huyết Bình Quới”.

Sau khi lễ tôn vinh tại Hà Nội, Ông Bình có mặt tại TP.HCM trong buổi ra mắt và họp mặt các nhân vật đặc biệt trong sách Kỳ Tích Doanh Gia **. ngày 17/7/2022 cùng với ông Nguyễn Văn Bé - Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp TP.HCM, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nhơn - Trưởng Phòng khám nhân đạo Chữ thập đỏ quận 1, họa sĩ Lê Đại Chúc, doanh nhân nhà thơ Ngô Dương Hải và BTV Vi Hằng. 

PV: Có phải đây là một may mắn ngẫu nhiên?

Ông Đoàn Văn Bình: Thật ra may mắn trời cho ấy là một cơ duyên. Nhưng đó cũng là kết quả của sự nỗ lực, tìm tòi học hỏi những gì mà người khác làm được thì mình làm được và phải cố gắng làm tốt hơn. Khi phong trào nuôi yến trong nhà bắt đầu “mở màn” ở nước ta, bấy giờ tôi đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng gỗ nội thất dân dụng và xây dựng. Tự dưng ngày ấy chim yến bay nhà tôi đậu rất nhiều. Nhận thấy yến sào là mặt hàng cao cấp, ở một số nước lân cận người ta nuôi chim yến rất thành công, tôi nghĩ sao mình không nuôi thử. Sau một thời gian cân nhắc, cuối cùng tôi quyết định “gọi” yến vào nhà để nuôi. Sẵn có ngôi nhà 1 trệt 6 lầu, tôi đã tận dụng 3 tầng trên của ngôi nhà để làm “khách sạn” cho chim yến vào “thuê”. Tôi tự tìm tòi nghiên cứu và lắp đặt hai dàn âm thanh phát tiếng kêu chim yến cả ngày lẫn đêm, đầu tư hệ thống phun sương tạo độ ẩm, tạo mùi, tạo nhiệt độ thích hợp để & uot;mời & quot; chim yến về. Bao nhiêu công sức, thời gian, tiền bạc mà tôi bỏ ra cuối cùng cũng có được kết quả khả quan: hàng ngày mỗi sáng, mỗi chiều, chim yến lại lũ lượt bay đi, bay về ngôi nhà tôi rộp cả vùng trời.

Vợ chồng ông Đoàn Văn Bình.

PV: Nghe có vẻ như “lộc trời” đã ban sẵn cho ông? 

Ông Đoàn Văn Bình: Không dễ dàng vậy đâu. Để có được kết quả chim yến bằng lòng trú ngụ như hiện nay, tôi đã trải qua những giai đoạn rất khó khăn. Thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm nên "công nghệ" nuôi chim yến trong nhà của tôi bị chim yến "chê". Chúng cũng về trú ngụ, nhưng chỉ rải rác vài chục con, sau một thời gian lại bay đi hết, không có lấy một khách yến lưu trú, viếng thăm. Trăn trở với những thất bại, tôi không nản lòng, không bỏ cuộc, quyết định phải làm ăn bài bản hơn nữa, thế là tôi cho  cậu con trai sang tận Malaysia để học nghề nuôi chim yến trong nhà.

Tổ yến hồng tại nhà yến Bình Quới.

PV: Vì sao lại là Malaysia?   

Ông Đoàn Văn Bình: Tôi chọn Malaysia, vì đây là một quốc gia phát triển rất mạnh về nghề nuôi yến theo công nghệ cao. Sau khi “tầm sư học đạo” bài bản "công nghệ" nuôi chim yến ở xứ người, gia đình tôi đã “dụ” được rất nhiều chim yến vào nhà. Từ dăm mười con, rồi lên đến hàng chục ngàn con với tỷ lệ tăng đàn 200% mỗi năm. Không dừng lại ở ngôi nhà yến ở Bình Quới, chúng tôi còn nhân rộng thêm hai ngôi nhà nuôi yến ở Cần Giờ, mỗi tháng thu được khoảng 2-3 kg yến huyết và 15 kg tổ yến trắng. Tổ yến thương phẩm đã được chúng tôi chăm chút rất kỹ nên đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Riêng với khách hàng đến mua yến sào, có thể tham quan nhà yến Ngọc Yến để an tâm hơn là mình đã mua đúng sản phẩm yến thật.

Thu yến huyết trong nhà khiến ông Bình được dân gian đặt tên là "Vua yến huyết trong nhà".

PV: Nuôi yến trong nhà là thành công của ông trong việc dám nghĩ dám làm, mạo hiểm gọi yến vào nhà làm tổ đầu tiên ở khu vực Bình Quới. Nhưng tạo yến huyết trong nhà mới là hướng đi đột phá, vậy đâu là bí quyết?

Ông Đoàn Văn Bình: Yến là một loài chim rất trung thành nhưng cũng rất khó tính. Chúng ăn những loại côn trùng nhỏ ngoài tự nhiên, bắt côn trùng khi đang bay, thậm chí bay rất nhanh và không bao giờ đậu, chỉ treo mình trên các vách đá dựng đứng hoặc những thanh làm tổ. Hiện phương pháp duy nhất để nuôi chim yến là dẫn dụ chim yến tự nhiên. Khu vực Bình Quới vốn gần sông nước và thiên nhiên nhiều cây xanh, thích hợp cho chim yến tìm kiếm thức ăn quanh khu vực này rồi chiều đến lại quay về “khách sạn”. Phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau: điều kiện sống bên trong nhà nuôi chim yến phải thích hợp (mùi bầy đàn, độ tối, độ ẩm, nhiệt độ...), cách bố trí đường bay lượn, phòng nuôi chim yến, thanh làm tổ tránh bị mốc, trang bị hệ thống dẫn dụ chim yến như hệ thống phun sương nóc, khử mùi xây dựng, âm thanh chuẩn, camera đảm bảo an ninh cho ngôi nhà chống lại các yếu tố địch họa như chim cú, dơi, kiến.... Nhà chim của tôi có đầy đủ tiện nghi như tổ yến nhân tạo làm giường cho yến ngủ, hệ thống phun sương làm mát như khách sạn gắn máy lạnh, lỗ thông hơi, đặc biệt phải giữ khung cảnh xung quanh yên tĩnh cho yến ngủ. Không được coi nhẹ một yếu tố nào kể trên.

Yến sào thu được ở nhà ông Bình tại Bình Quới, Thanh Đa, TP.HCM.

PV: Người ta nói rằng, đầu tư nhà yến - kẻ cười, người khóc, có nhiều người thành công nhưng không ít người thất bại, tức 50/50. Vậy ông có điều gì cần chia sẻ?

Ông Đoàn Văn Bình: Phải thừa nhận nghề này chứa đựng nhiều rủi ro cao. Nhà xây xong chưa chắc yến đã vào, yến vào nhà chưa chắc đã ở, yến ở chưa chắc đã làm tổ hoặc làm tổ ít. Vì vậy, tôi chỉ có ý kiến rằng nếu đã đầu tư vào nghề này thì nguồn vốn là tự có, không được vay mượn, thế chấp, đồng thời đã kinh doanh mua bán yến thương phẩm thì phải có nhà yến và đầu tư phải đúng kỹ thuật. Không nên đặt nặng lợi nhuận khi nuôi yến, tránh nóng vội. Thường phải sau ba năm nhà yến đưa vào hoạt động thì chủ đầu tư mới có thể bắt đầu thu hoạch có kế hoạch để nhân bầy đàn. Khi chim yến vẫn trong giai đoạn thăm dò hay mới làm tổ mà đã khai thác, chim yến sẽ sợ hãi, bỏ đi. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim yến tại nhà cho những ai quan tâm. Hình như tôi may mắn được trời cho “mát tay” nên vừa qua có những nhà yến không thành công, tôi đã nhận tư vấn sửa chữa, và đã “hóa giải” được những “hạn chế” giúp không ít nhà đầu tư mau thu hồi vốn và có lợi nhuận. 

Nam Du

Muốn biết thêm thông tin về sản phảm yến sào Ngọc Yến, liên hệ showroom, 125 Bình Quới, P.27, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.

ĐT/Fax: (08) 629 46698,

Email: yensaongocyen@yahoo.com

Website: www.yensaongocyen.com ,

Hotline: 0983 125687 (A.Bình)

There are no comments yet.
Yêu cầu xác thực

Bạn phải đăng nhập để viết bình luận.

Đăng nhập
;
TIN CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN

QUẢNG CÁO