Chuyên đề Tái cơ cấu MÙA DỊCH, BA VẤN ĐỀ DÂN QUAN TÂM CẦN SÁNG KIẾN GIẢI QUYẾT

Đăng bởi : Tiến sĩ Mộc Quế . Ngày : 2021-06-09 10:31:01
 

(MQA) Hiện dư luận rất quan tâm 3 vấn đề: Sáng tạo gì trong quản lý mùa dịch (quản trị, điều phối, quản lí nhà nước); ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý dịch bệnh và sản xuất vaccine giúp Việt Nam chống dịch, ổn định xã hội, kinh tế; điều phối hợp lý 5 vấn đề (dịch bệnh, ngăn sông cấm chợ, tổ chức lại sản xuất trong hoàn cảnh mới, thiên tai sắp tới, dịch chồng dịch). Chúng tôi đã mời Tiến sĩ Mộc Quế chia sẻ.

PV: Tất cả tiền trợ cấp, học lại nghề mới, chuyển dịch ý thức, tinh thần tích cực (bảo an ổn định tinh thần, việc làm sau dịch, vay nợ trả nợ gia đình chưa nói (vay nợ quốc gia), tìm chỗ đứng trong sự biến đổi mới. Vậy phải làm sao, bắt đầu từ đâu để tiếp tục sau dịch?

Tiến sĩ Mộc Quế: Các vấn đề quản lí vi mô xin cấp trên giải quyết, với việc một nhà khoa học chỉ có dự báo và chia sẻ lời khuyên ở quy mô nhỏ. Ví dụ:

  1. Vấn đề sáng tạo quản trị và quản lý nhà nước luôn phải giữ 1 trụ 10 xoay. "1 trụ" là giữ vững ổn định chính trị, đoàn kết một lòng với nhau.
  2. Riêng dịch, vaccine, tìm tiền nhập vaccine, nhưng lo sản xuất và liên doanh sản xuất vaccine tại VN là chiến lược, dịch không thể hết một năm. "10 xoay" là xã hội hóa, dùng 5 nguồn lực Trí lực, Tâm lực, Năng lực, Vật lực, Ngoại lực) phải theo lí thuyết tứ hóa của Kỉ lục gia Thế giới, đó là liên kết hóa, xã hội hóa, doanh nghiệp hóa, công nghệ hóa), mới tạo ra được "1 trụ 10 xoay".
  3. Vấn đề sở ngành, nghị quyết của Ban thường vụ cấp Ủy, HĐND, BQL Khu công nghiệp, quận, huyện, thị xã phải liên kết Chỉ thị 15, 16, lập một tổ công tác đặc biệt gồm 15 người (mặt trận chủ trì, doanh nghiệp lớn, khu công nghiệp ở huyện, thị, thành phố, Việt kiều, bệnh viện quân dân y, người xa quê, BS tâm thần, chuyên viên tâm lý giáo dục lo tinh thần, tâm thần sau dịch); Lập một kế hoạch song song với phòng dịch đó là tái cơ cấu, vực dậy kinh tế,  xem là tình trạng chiến tranh, dồn sức, quy tụ, tìm thuốc, vật tư y tế, tiền hàng, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo mô hình (đào tạo lại, chuyển dịch cơ cấu), tập huấn làm điểm trình lên Thành ủy, Ủy ban song song với chống dịch, bình tĩnh, tham mưu, quyết đoán.

PV: Vậy còn doanh nghiệp làm gì?

Tiến sĩ Mộc Quế: Doanh nghiệp bám kết quả xét nghiệm một thôn,  một khu phố có liên quan công nhân để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và liên kết với đồng hương tỉnh khác làm ăn, xem vấn đề sản xuất kinh doanh đa vùng, đa sản phẩm, tổ chức lại các thị trường (nguyên liệu, lao động, tổ chức sản xuất, hệ thống tiêu thụ, nâng trình độ tiểu thương + khuyến mãi. Mời một cố vấn và lập lại bản đồ “người mua hàng” và vận chuyển trong vùng dịch để có kế hoạch như đang bị chiến tranh.

PV: Còn về gia đình, cá nhân thì sao?

Tiến sĩ Mộc Quế: Học đổi mới tư duy làm như tỉnh Hà Tĩnh (10 năm trước 1917-2017) học tận thôn, thay đổi tư duy, tự lập, huấn luyện nông thôn mới, vai trò quản lí thôn, ấp, huyện (gia đình văn hóa, dòng họ văn hóa, quy hoạch KT-XH ở xã, phát huy môn học (cán bộ nông thôn mới); Tạo ra thôn vững mạnh, từ đó khu phố, đường phố vững mạnh, phát huy tình làng nghĩa xóm. Chẳng hạn như ông Huy Bí thư, ông BS Châu ở TP Hà Tĩnh 15 năm trước, từ đó Hà Tĩnh trong nông thôn mới và trong mùa dịch khá ổn định, chủ động vì dân có ý thức, cán bộ cơ sở mạnh, cấp tỉnh sáng tạo và bản lĩnh đoàn kết thì vượt qua. Từ đó, mỗi gia đình học phòng chống Covid, tự ăn uống, thể dục tăng đề kháng, quản lý cách ly và kiểm soát dòng họ chặt chẽ, gia đình phải đào tạo lại. 15 năm trước, Hà Tĩnh cho học một gia đình chia 3, một học chế biến, một học sản xuất kinh doanh dịch vụ, một học công nghệ mới cho nên gia đình đi đâu đi xa vẫn có người và gửi tiền cho người ở lại không thất nghiệp, các thành phố đô thị lớn (80% số người làm công ăn lương, dịch vụ, môi giới, lệ thuộc nên kinh tế giãn cách thì 80% phía sản xuất gặp khó khăn ở ngành BĐS); Xây dựng cơ bản, giáo dục, còn các ngành khá vẫn tăng trưởng. Chú ý nếu cá nhân hỗn loạn, thiếu lòng tin vào mình và Chính phủ, gia đình không còn là tổ ấm trong đại dịch là chết.

PV: Vấn đề áp dụng công nghệ thì sao?

Tiến sĩ Mộc Quế: Thì phải học, sáng tạo liên tục, áp dụng công nghệ nhanh, nhưng sau đó phải sản xuất công nghệ, không nên phụ thuộc nước ngoài.

BBT xin cảm ơn thầy Mộc Quế đã chia sẻ kiến thức về Quản trị sự thay đổi đã được áp dụng ở Hà Tĩnh, Đồng Tháp do FCM (liên đoàn đô thị Canada tài trợ đào tạo). Nhìn sự ổn định của Hà Tĩnh, Đồng Tháp cho ta nhiều kinh nghiệm hôm nay!

MQA

There are no comments yet.
Yêu cầu xác thực

Bạn phải đăng nhập để viết bình luận.

Đăng nhập
;
TIN CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN

QUẢNG CÁO